Bắt đầu từ khi mới mang thai, em bé đã phải được chăm sóc thật sự chu đáo để sự phát triển của bé được toàn diện và ổn định nhất. Đây cũng là điều mà các bà mẹ quan tâm vì không phải ai cũng hiểu rõ về cách chăm sóc bản thân cũng như cách chăm sóc bé trong thời gian thai kỳ. Hãy tham khảo bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản giúp mẹ và bé cùng khỏe nhé
THƯỜNG XUYÊN PHƠI MÌNH VÀO SÁNG SỚM
Việc đón nhận ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian sớm từ 6h đến 8h sáng sẽ giúp cho quá trình tổng hợp vitamin D của cả mẹ và bé được dễ dàng và tối đa hơn. Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển canxi trong cơ thể bé cũng như các chất thiết yếu khác giúp cơ thể bé phát triển, hệ xương ổn định.
NẰM NGHIÊNG MÌNH VỀ BÊN TRÁI
Khi còn con gái, chắc hẳn ai cũng tạo thói quen nằm nghiêng về bên phải để không bị ép vào tim và việc ngủ nghỉ của bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi đã mang trong mình một thiên thần bé nhỏ, bạn nên nghiêng mình về bên trái khi ngủ. Việc làm này giúp con bạn nhận lượng máu một cách tối đa nhất. Tuyệt đối không nằm sấp vì điều này dễ khiến con bạn bị ngạt và nguy cơ sảy thai cao. Nằm ngửa sẽ khiến bạn cảm thấy choáng.
KHÔNG VỚI TAY ĐỂ LẤY ĐỒ TRÊN CAO VÀ KHÔNG BÊ VÁC NẶNG
Trong thời kì đầu khi bạn mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu bạn nên hạn chế hết mức có thể việc với tay lên cao để lấy đồ hay bê vác nặng vì sẽ khiến thai nhi của bạn không ổn định, tạo vết bong với tử cung và nguy cơ sảy thai là rất cao
ĐIỀU CHỈNH VIỆC ĐI LẠI
Việc đi lại trong 3 tháng đầu của người mang thai nên hạn chế, tránh đi đường xa, đường xóc tránh leo cầu thang để đảm bảo thai nhi ổn định phát triển. Đến tháng thứ 4 trở đi, người mang thai có thể đi lại nhiều hơn nhưng vẫn cần chú ý đi lại nhẹ nhàng. Khoảng thời gian cận sinh, thai phụ hãy siêng năng đi lại nhiều việc này giúp việc sinh nở được dễ dàng hơn rất nhiều cũng như tránh sự phù nề cho người mẹ
KHÔNG NHỊN TIỂU
Việc này rất có thể dẫn đến việc người mẹ bị nhiễm khuẩn đường nếu nhịn tiểu, em bé trong bụng dễ mắc bệnh về thận. Hơn nữa điều này còn có nguy cơ sinh non
TRÁNH TIẾP XÚC VỚI ĐỘNG VẬT
Các con vật xung quanh có rất nhiều kí sinh trùng, chúng có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis, gây mù hoặc phá hủy não bộ của thai nhi
KHÔNG UỐNG THUỐC
Thai phụ trong quá trình mang thai, vấn đề sức khỏe thay đổi dẫn đến ốm, cảm cúm… là không tránh khỏi. Lúc này, bạn đừng nghĩ đến việc uống thuốc kháng sinh vì điều này rất dễ gây dị tật cho thai nhi. Hãy để cơ thể tự khỏe lại hoặc nếu bệnh cần tới thuốc tốt nhất hãy dùng thuốc nam và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc
BỔ SUNG DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU
Khi mang thai, người mẹ nên bổ sung các chất cần thiết để thai nhi được khỏe mạnh, đủ chất
UỐNG NHIỀU NƯỚC
Nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thế và giữ lượng nước ối ổn định, an toàn cho bé
TINH THẦN THOẢI MÁI
Hãy giữ cho mình một trạng thái thoải mái mọi lúc, vui cười, ăn uống điều độ và nhiều hơn bình thường, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian cận sinh
KIỂM TRA THAI NHI ĐỊNH KÌ
Nên tới các phòng khám chuyên môn về sinh sản để kiểm tra định kì, theo dõi cân nặng, tình trạng sức khỏe và lượng nước ối
Trên đây là một vài điều nên lưu ý khi mang thai. Các thai phụ hãy tìm hiểu và áp dụng để hai mẹ con cùng khỏe nhé